Phải mất khá nhiều trí tưởng tượng để gọi Harvard là một thành phố. Với diện tích chỉ hơn 1,3 triệu m2 và dân số khoảng một nghìn người, thành phố Harvard, hạt Clay, Nebraska, nước Mỹ, chỉ nhỏ như một thị trấn. Không ai đến nơi ấy trừ khi họ có gia đình, bạn bè hoặc chuyện làm ăn ở đó. Nhưng nếu bạn đi qua hạt Clay, hãy đi vòng một chút và dừng chân ở Harvard để ngạc nhiên trước một tòa nhà bằng gạch hai căn phòng. Trông không có gì đặc biệt nhưng lại là dấu ấn mạnh mẽ của Nebraska.
Vào năm 1943, thành phố Harvard đã xử lý một số mảnh đất chưa sử dụng, bán chúng chỉ với giá 1,5 USD/mảnh, khi Robert Pinckney, 16 tuổi, con trai của một bác sĩ địa phương, quyết định xây vườn trong mùa hè năm ấy.
Khi Robert đang xem qua danh sách các lô đất được bán, cậu nhận thấy rằng thành phố Harvard đã vô tình bán cả đất… nhà tù. Như bất kỳ công dân tốt và có trách nhiệm nào sẽ làm, Robert đã thông báo cho hội đồng thành phố về sai lầm của họ. Nhưng họ chỉ cười cậu.
Robert quyết định trả thù bằng cách… mua lại chính mảnh đất nhà tù ấy.
Vậy là, việc bán đất đã được thực hiện và các giấy tờ được chứng thực. Thành phố Harvard vẫn từ chối thừa nhận sai lầm của họ. Họ giả vờ như không có gì xảy ra, tiếp tục giam giữ những tên tội phạm trong nhà tù ấy.
Có lần Robert đã khóa cửa nhà tù, nhưng các quan chức thành phố đã đập khóa và “đá” cậu ra khỏi đó.
Vì vậy, Robert đã thuê một luật sư và kiện thành phố. Harvard đồng ý rời đi, nhưng Robert sẽ phải nâng vỉa hè, tỉa cây cắt cỏ hoặc họ sẽ hành động và đánh thuế phí lên tài sản. Đã có lúc Pinckney dọa phá bỏ nhà tù.
Cuối cùng, thành phố Harvard đã đồng ý mua lại nhà tù, nhưng vì lúc đó Robert chưa đủ tuổi, luật pháp cấm cậu chứng minh tài sản cho bất cứ ai. Cậu sẽ phải đợi đến khi nào đủ 21 tuổi.
Dù thành phố cố giấu câu chuyện bẽ bàng này, nhưng nó nhanh chóng đến tai giới truyền thống và lan rộng ra cả nước Mỹ. Associated Press và Time còn chạy hẳn một serie về câu chuyện thú vị này. Có người đã đưa ra mức giá 150 USD để mua lại nhà tù. Người khác lại đề nghị thuê lại với mức giá 35 USD/tháng.
Theo đề nghị của một thủy thủ, Robert quyết định bán đấu giá nhà tù, ăn theo phong trào trái phiếu chiến tranh (War Bond) – một công cụ nợ do chính phủ phát hành, được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động quốc phòng và quân sự trong thời gian chiến tranh.
Charlie McCarthy, “bạn đồng hành” với nghệ sĩ nói tiếng bụng nổi tiếng Edgar Bergen, đã mua lại nhà tù với giá 10.000 USD trái phiếu chiến tranh. Sau khi nghệ sĩ qua đời, “hình nộm” lặng lẽ trả lại nhà tù cho thành phố.
Câu chuyện có thể gây bối rối cho hội đồng thành phố, việc bán nhà tù đã có hai lợi ích. Thứ nhất, nó giúp thành phố Harvard trở nên nổi tiếng. Thứ hai, việc bán hàng đã mang lại lợi ích cho quốc gia bằng cách đóng góp một số tiền khổng lồ cho nhà nước.
Ngày nay, nhà tù vẫn ngạo nghễ đứng đó, mặc dù nó không còn sử dụng để tống giam tội phạm.
Nguồn: du lịch Việt Nam